Overblog
Editer l'article Suivre ce blog Administration + Créer mon blog
26 juin 2013 3 26 /06 /juin /2013 10:42

Nhân dịp hàn huyên về đạo Phật hoặc đạo Thiên Chúa. Trong số bạn bè chúng ta có nhiều bạn hiểu biết về đạo Thiên Chúa vì đã từng học trường Taberd hoặc nơi khác, hoặc khi nghỉ hưu thì lại « quy y ».

 

Chúng ta đều biết là « học đạo » để hiểu và sống cho « phải đạo » vì ngay từ nhỏ đã học công dân giáo dục tại trường học, học ăn học nói, học gói học ngồi, học cư xử, học đi học đứng … Không phải theo đạo người ta mới dạy cho bạn là « không giết người », « không nói dối », « không lấy của người khác », « không ngoại tình », v.v.

 

Quy y :

Muốn trở thành « phật tử », « đệ tử » của một tu sỹ (đại đức, thượng tọa, hòa thượng) thì bạn phải được một vị tu sỹ đỡ đầu, xác nhận bạn đã nghe, hiểu và hành « tam bảo » và « ngũ giới ». Xin nói nôm na là « ba lời bảo » và « năm giới răn ». Ba lời bảo gồm có Phật, Pháp và Tăng :

 

1. quy y Phật,

2. quy y Pháp,

3. quy y Tăng.

 

Và năm giới răn gồm có năm điều ngăn cấm :

 

1. không giết người,

2. không trộm cắp,

3. không tà dâm,

4. không nói điều vô ích,

5. không uống rượu.

 

Ý nghĩa quy y là gì ?

Là nơi nương tựa, tức là tôn kính, bạn phải có cái gì đáng quý để nương vào đó thì mới an tâm. Đã gọi là đáng quý thì phải là đáng quý thật, chứ không phải cái của bạn mơi là đáng quý. Không phải là người Thầy của bạn hoặc là câu nói của người Thầy bạn mới là đúng là đáng quý đâu.

 

Thật vậy bạn thử « tự đặt bài ra mà học » (như thầy Mực dạo nọ có nói trong một lớp học trường Taberd). Bữa nay mình xin tự đặt ra bài « không nói điều vô ích »

 

Không nói điều vô ích :

Những lời nói vô ích là nói bậy, nói lăng nhăng tàm xàm không đầu không đuôi … như dưới đây :

 

- Nói lời độc ác, nói nặng lời, chửi rủa ;

- Nói dối ;

- Nói lời chia rẽ ;

- Khoe khoang ;

 

 

 

Trong bài này mình bàn về "không nói điều vô ích" :

Nói dối là một trong 4 điều nói vô ich 

  

Có nghĩa là nói không đúng sự thật, có nói không, không nói có. Mời bạn nghe bài hát « Về nhà nói dối làm sao ? » :

 

Yêu nhau cởi áo cho nhau,

Về nhà dối rằng cha dối mẹ ớ ơ,

Rằng a dối a qua cầu,

Rằng a ối a qua cầu tình tình tình gió bay,

Yêu nhau cởi nhẫn ối à trao nhau,

Về nhà dối rằng cha dối mẹ a à a á a,

Rằng a ối a qua cầu,

Rằng a ối a qua cầu tình tình tình đánh rơi,

 

 

 

Vài chuyện vui về nói dối :

 

Nói dối làm vừa lòng bà ngoại ?

      Anh chàng hay nói dối bữa đó chơi bài « tướng sỹ tượng » với bà ngoại, trong đầu luôn luôn nhớ câu nói của mẹ dặn « bà ngoại không thích thua bài đâu nhé». Chàng ta nhớ vậy cho nên khi cầm 6 quân bài trong tay, đợi bà ngoại ra quân trước thì cứ mỗi lần như vậy thay vì đưa quân bài ra thắng thì lại đem chui đi ! Những con bài lớn nhất như con ách (as), vua (roi), hoàng hậu (reine) … thì đem ra chui đi hết, chỉ giữ lại bài xấu, cho đến lúc chót giữ lại một đôi « cà tèng » như đôi 9 ca-rô trưng ra làm bộ hí hửng tưởng như thắng rồi !

      Nào dè thấy nét mặt bà ngoại tươi hẳn lên, rồi bà cầm đôi bài của bà đập nhẹ xuống bàn : đó là đôi bồi (valet) ! Vậy là bà ngoại đã thắng … cuộc chơi kéo dài nhiều lần, lúc nào anh chàng « nói dối » kia cũng thua. Lại còn nói thêm « bà số tốt quá, bài của con toàn là xấu ».

 

 

Làm trọng tài nói dối ăn gian ?

 

      Anh chàng nọ làm trọng tài cho cuộc đấu bóng bàn giữa một người trẻ tuổi và một ông già, cứ khuyến khích ông già chơi đấu cho vui. Vậy là cuộc đấu bắt đầu. Người trẻ tuổi bắt đầu giao banh, hai bên đánh qua đánh lại cho tới khi quả bóng vừa tầm tay thì chàng trẻ xoay mình đập thật mạnh và ông già chịu thua không đỡ nổi !

      Chàng trọng tài thấy vậy mới nói dối là cú đập đó ra ngoài lề … cũng như giao banh mà lại cong mình xuống và giấu banh dưới bàn là không được. Vậy là ông già đã thắng. Chàng ta « nói dối » là không được cãi lại trọng tài !

 

Nói dối vì tham ?

      Mình nhớ đến anh chàng kia trong một buổi họp có nhiều người chưa quen biết nhau, cho tới khi người ta hỏi là người xứ nào, thay vì nói thật là người Khờ Me thì lại khoe khoang là người Nhật Bản. Sau này mình khám phá ra là vì người Nhật giàu có hơn Khờ Me nhiều !

 

Nói dối tuổi tác ?

      Anh chàng nọ chạc 55-60 tuổi vậy mà ai có hỏi tuổi thì lúc nào cũng nói mới 34 thôi ! Lại còn nhắn bạn bè đừng khai tuổi (cũng chạc 55-60) như anh ta, vì nếu khai ra thì người ta sẽ đoán được ngay tuổi của chàng ta, bởi vì bạn học cùng nhau như vậy thì làm sao mới có 34 ?

 

 

Nói dối để được thiên hạ vỗ tay khen ?

 

      Anh chàng kia hàng năm cứ vào khoảng tháng tư thì hay « khoe » là tham dự chạy việt dã (marathon de paris, 42 195 m). Nói dóc quá vì theo mình biết thì phải ghi danh ngay từ năm trước mới có chỗ chứ đâu phải muốn chạy là chạy, vì phải có bảng số tham dự đeo trước ngực. Lại còn quảng cáo là ai muốn tham dự thì phải ghi danh trước với anh ta ! Mình mới khám phá ra là sự thật không phải như vậy đâu. Anh ta hẹn bạn tại Charenton lúc 10g30, khi đó là những tốp dẫn đầu mới chạy ngang và như vậy nhịp độ chạy rất nhanh … anh ta còn phải đợi khoảng 15 phút sau khi nhịp chạy chậm dần thì lúc đó mới nhập vào đoàn, vào giữa đoàn chứ không ở ngoài bìa hoặc chạy song song trên vỉa hè đâu !

 

      Chỉ khi nào vào tới Paris, chạy tới quận 12 thì khi đó bắt đầu nhộn nhịp do sự cổ võ của quần chúng đông đảo hai bên lề đường, vỗ tay hoan hô và vẫy chào, lúc đó anh chàng mới chạy vào gần lề để chào đáp lễ các bà và các em bé dơ tay ra đập vào bàn tay anh ta. Chạy giỏi lắm là 3 500 m chứ bao nhiêu mà khoe chạy việt dã ! Mình thấy thích thích ...

 


 

 

 

 

(Còn tiếp)

Rất mong bạn cho ý kiến viết thêm ...

Nối điêu, nói dối hoặc nói điều vô ích là gì ? 

Partager cet article
Repost0

commentaires

H
ngịch ngợm
Répondre
V
lùn nghịch ngợm
Répondre
V
dsfhmhj
Répondre
V
vancutemtp
Répondre
V
vancute
Répondre
V
lùn ngịch ngợm