Overblog
Editer l'article Suivre ce blog Administration + Créer mon blog
28 septembre 2012 5 28 /09 /septembre /2012 16:35

 


 

 

 

 

Thiết kế tối ưu thông minh (Conception optimisée intelligente)

 

 

 

Nói tới sự thông minh tôi bất chợt nhớ tới ZaZa (Labo Méca Solide, Ecole Polytechnique) hàng năm tổ chức Xêmina về «thiết kế tối ưu thông minh» để trao thưởng cho nghiên cứu sinh nào, kể cả ngoài nước Pháp, đã có công trình nghiên cứu xuất sắc nhất trong năm … ZaZa cũng vừa là Directeur Scientifique của công ty CADLM (Gif-Sur-Yvette). Mình có dịp gặp lại ZaZa tại hội chợ chuyên ngành Paris và có liên lạc mãi tới vài năm gần đây, lúc trước ông ta dạy Méca Solide dưới sự hướng dẫn của Mazet mà mình còn giữ bài in ronéo tóm tắt luận án tiến sỹ ! Khi gặp ông ta tại Gif-Sur-Yvette thì mình có đưa cho ông ta xem bài đó và ngỏ ý là rất phục mặc dầu không hiểu gì cả … ZaZa nói «đó là sự bồng bột của tuổi trẻ (erreur de jeunesse)» ! Bởi vì mục đích bây giờ của ông là nghiên cứu ứng dụng và tặng cho tôi quyến sách «A new approach in inelastic analysis of structures». Trong đó có nói tới «conception optimisée intelligente», viết tắt là «coit» mà không viết là «co.it» hoặc «co.in», «co.i» cho nên mình moi hiểu rõ hơn !

 

 

 

 

 

Biết ít ít thôi (Presque tout pour presque rien)

 

 

 

Mở rộng kiến thức và học hỏi thêm ? Học hỏi thêm những gì thật sự có ích, không phải bất kỳ thứ gì «mới» (hay nhất ?) là cũng theo học ! Thậm chí có nhiều tác giả lâu lâu lại thêm vào cái ''mới'' … nhưng thật ra chẳng có gì là mới mẻ , làm cho có vẻ phức tạp khó khăn. Bạn hãy chọn lựa những gì thật đơn giản dễ hiểu. Không cần nhiều, chỉ cần một động tác thôi nếu nó được thực hiện đúng là đủ rồi. Ôi cái mới nhất «hay nhất» : ví dụ "cách thở âm dương" mới đây để làm ''phong phú thêm (enrichissement)'' (hay lu mờ, alourdissemnt) một phương pháp tập thở đơn giản. Có gì đâu, hít vào bằng mũi (bụng phồng lên) và thở ra bằng miệng (bụng xẹp xuống), cần gì nguyên quyển sách mới hiểu ? («Presque rien pour presque tout, et presque tout pour presque rien», Jean D'Ormesson)

 

 

 

 

 

Khoa học và tâm thần

 

 

 

Chữ tâm thần có thể hiểu là tâm linh, tinh thần, ý chí, đạo, con người …

 

 

 

Tham khảo : F. Capra (Le Tao de la Physique, 1975), Hubert Reeves (vật lý thiên văn) và mới đây là Trịnh Xuân Thuận. Nhà vật lý thiên văn Hubert Reeves người đã từng chuyên nói chuyện về thiên văn một cách dễ hiểu (vulgarisation), đặc biệt là cho trẻ em học trò tiểu học bằng cách trả lời những câu hỏi mà các em nêu ra ! Hubert Reeves nhìn nhận là tất cả những gì mà khoa học khám ra được chỉ chiếm 5% trong khi đó 95% là những vấn đề mà chúng ta chưa biết.

 

 

 

Trịnh Xuân Thuận : «Vật lý học hiện đại cũng chia sẻ với Phật Giáo trong cách nhìn thấy tính chất trỗng rỗng của vạn vật, gọi là Tính Không. Vật chất do các nguyên tử tạo thành, mà trong các nguyên tử có thể nói là trống rỗng, với những hạt vận chuyển. Thuyết Cơ học Lượng tử cho biết : Những hạt này, căn bản của mọi vật chất, có hai đặc tính : một là hạt và hai là sóng. Trước khi đem các dụng cụ để quan sát, mỗi hạt chỉ có thể được mô tả bằng một xác suất. Điều duy nhất mà chúng ta có thể biết và nói về một hạt là nó có một xác suất sẽ hiện ra ở một chỗ này hay chỗ khác. Khi chúng ta dùng khí cụ để đo lường, sẽ thấy mỗi hạt có một vị trí và một tốc độ, nhưng bị giới hạn bởi Nguyên lý Bất định của Heisenberg : Không thể thấy cả hai đặc tính đó cùng một lúc một cách chắc chắn».

 

 

 

Nói một cách khác, vị trí và tốc độ hoặc thời gian và sự kiện (événement, F. Capra, 1975). Sự kiện có thể là khả năng, năng lượng hoặc bất cứ vấn đề gì có thể xảy ra trong cuộc sống. Nguyên lý bất định có nghĩa là vào một thời điểm nào đó cố định thì không thể nào biết đích xác là sự kiện đó có xảy ra không ... khả năng nó sẽ xảy ra là rất nhỏ (0,000...000)% ! Ngược lại, nếu sự kiện đó xảy ra ... thì ta sẽ không biết đích xác nó sẽ xảy ra vào thời điểm nào, có thể bữa nay, ngày mai, hoặc vào 1000 ... 000 tỷ năm nữa ! Điều này chứng tỏ rằng trong đời sống của chúng ta có rất nhiều yếu tố ngẫu nhiên không thể xác định trước được, hay nói một cách khác là sự vô thường (impermanence) ...

 

 

 

 

 

Tính trống rỗng của sự vật

 

 

 

Vật chất do các nguyên tử tạo thành, mà trong các nguyên tử có thể nói là trống rỗng, với những hạt vận chuyển. Bản chất của sự vật là trống không : không giá trị, không mùi vị, không hình dáng, không màu sắc, không hay, không dở, không hơn, không kém, không giàu, không nghèo, không nóng, không lạnh … tất cả đều là con số không (néant). Trong đạo thì hay dùng chữ «vô thường» (impermanence), có sanh thì có diệt, có sống có chết, nắng mưa, cao thấp, vui buồn, đẹp xấu, thông minh cù lần, yếu khỏe, nhiều ít, thành đạt thất bại, vô phước có phước, trước sau, hiện tại tương lai, chân thật hoài nghi, bổ sung tranh cãi, điềm tĩnh nóng giận, vị tha ganh tỵ, nổi tiếng vô danh, hiện hữu vô hình, phải trái, lên xuống, ngược xuôi, vào ra, trong ngoài, tới lui, tiến thủ.

 

 

 

 

 

 

 

TIM và TÂM cái nào có thật ?

 

 

 

Mới đây mình có nghe một người bạn nói : «Tu tâm ? Nhưng tâm làm gì có mà tu !». Tâm có đâu mà sao cứ đi tìm nó, vì TÂM thì không thấy được (Bỗng nhiên mình thấy TIM (Aline Rebeaud) thì có thật, nhìn thấy được, có hình hài dáng dấp đụng tới được. Nói với TIM thì được, chụp hình với TIM thì được nhưng làm sao chụp hình được với Tâm đây ?). Nói đùa cho vui : Cứ chịu khó tu thân để được lên Thiên Đàng ? Mình nghĩ đó là điều hoang tưởng vì làm gì có Thiên Đàng, chỉ có Địa Ngục thôi. Tại vì chụp hình nơi Địa Ngục trần gian thì được còn chụp nơi Thiên Đàng chỉ là giả tạo.

 

 

 

Tiếp theo : Chuyện thật về sự tự thiêu của HT Thích Quảng Đức, ...

 

(xem tiêp)

 

Rất mong được bạn cho ý kiến bổ sung thêm ...

 

(Tim hiêu thêm)

 

 

 

 

 

 

Joseph Zarka,

 

Directeur Scientifique

 

CADLM

 

 

 

Docteur d’Etat de l’Université Paris 6, ancien élève de l’Ecole Polytechnique,

 

Lauréat du Prix FOURNEYRON de l’Académie des Sciences en 1973,

 

Lauréat du Prix Jacob WALLEMBERG de la Royal Swedish Academy,

 

Fellow de l’ASME. Directeur Scientifique du Cetim (Centre Etudes Technique

 

des Industries Mécaniques) de 1981 à 1986, Joseph Zarka a traité des problèmes

 

industriels en conception, fabrication, mesures, maintenance, en partenariat avec

 

ses équipes et les commissions professionnelles. De 1964 à 2004, en tant que

 

Directeur de Recherches CNRS, Laboratoire de Mécanique, Ecole Polytechnique,

 

Joseph Zarka a couvert tous les domaines de recherches fondamentales,

 

de la modélisation micro- macro à plusieurs niveaux des matériaux,

 

des simulations numériques en petites et en grandes transformations des

 

réponses des structures inélastiques, à la Conception Optimisée InTelligente (COIT),

 

en passant par la fabrication, le contrôle de process et la maintenance des

 

pièces et structures. Il occupe depuis 2004 le poste de Directeur Scientifique

 

de CADLM.

 

 

 

Présentation de CADLM

 

Particulièrement tournée vers les PME-PMI, CADLM propose depuis 1986

 

des outils puissants et conviviaux pour la conception, le dimensionnement et

 

l’optimisation. Les plus grandes sociétés françaises des génies mécanique,

 

civil et maritime, de l’aéronautique, des transports et du nucléaire lui font confiance.

 

Depuis 2000, CADLM a créé un nouveau département dédié à la Conception Optimisée InTelligente (COIT) qui s’est spécialisé plus particulièrement sur les matériaux et les

 

structures, mais qui vise aussi les domaines financiers et médicaux.

 

 

 

Site internet : www.cadlm.fr

 

Son intervention portera sur la présentation des objectifs et des résultats du SP2 - AROME : Analyse de robustesse et optimisation multiphysique.

 

 

 

Partager cet article
Repost0

commentaires