Overblog
Suivre ce blog Administration + Créer mon blog
30 juillet 2013 2 30 /07 /juillet /2013 20:41

Cũng như đạo Thiên Chúa đứa trẻ mới sanh ra thì được « rửa tội » và được đặt tên « Thánh ». Theo đạo Phật thì « quy y » và có « Pháp Danh ».

quy-y-a.jpg


Hình thức :

 

- Pháp Danh chỉ là tên gọi không có nghĩa là vào danh sách cửa Phật, là đã « thi đậu »

- Giấy chứng nhận Quy Y cho người có Pháp Danh chứ không phải tên thật :

quy-y-b.jpg


Nội dung :

 

Ba Bảo là Phật, Pháp, Tăng có nghĩa là thân cận nơi cửa Phật coi đó là nơi nương tựa

(→ Phật), thực hành theo phương pháp đạo Phật đã dạy để thoát khổ (→ Pháp), hòa hợp với các vị « tu sĩ » như phật tử cho tới cấp cao nhất là Hòa Thượng (→ Tăng). Nói tới hòa hợp tức là nói tới sự tôn kính kính trọng lẫn nhau. 

             quy-y-d.jpg

quy-y-c.jpg

Tất cả những giới răn trên chẳng có gì khác lạ với chương trình học công dân giáo dục trong các lớp học, như cha mẹ thường dạy con cái mình :

 

Năm Giới răn : giết người (sát sanh), trộm cắp, tà dâm, nói điều vô ích, uống rượu.

 

- Không giết người. Có nghĩa là không sát hại sinh vật từ con kiến, ruồi, muỗi cho tới con người.

 

- Không trộm cắp : không lấy của người khác mà không có sự đông ý của họ.

 

- Không tà dâm : không ái ân ngoại tình khi đã có vợ có chồng.

 

- Không nói điều vô ích : như nói lời độc ác, nói nặng lời, chửi rủa ; nói dối ; nói lời chia rẽ ; nói khoe khoang.

 

- Không uống rượu : không say sưa mất tự chủ và không kiểm soát lời nói.

 

Hình ảnh một số nghệ sỹ đi tu : Thẩm Thúy Hằng, Bạch Tuyết, Việt Trinh, Steven Seagal ...

ngh--s---i-tu-a.jpg

ngh--s---i-tu-b.jpg                    ngh--s---i-tu-c.jpg

ngh--s---i-tu-d.jpg          ngh--s---i-tu-e.jpg

ngh--s---i-tu-g-Vi-t-Trinh.jpg                       ngh--s---i-tu-k-Steven-Seagal.jpg

 


ngh--s---i-tu-h-Nh---.jpg       ngh--s---i-tu-i-Nh---.jpg


Bé Như Ý mới 9 tuổi đã bắt đầu thuyết pháp … mời bạn nghe :

 

 

 

Quy y như thế nào ? 

Thật sự thì quy y hay không quy y chẳng là điều quan trọng bởi lẽ sống thế nào cho phải « đaọ » mới là mục đích của cuộc sống. « Chiếc áo không làm thành người tu » là như vậy (L'habit ne fait pas le moine).

habit-a.jpg

Quy y tức là nghe, hiểu và hành ba Bảo và năm Giới (tam Bảo và ngũ Giới). Khi quy y thì người Phật tử phải nghe, hiểu và hứa thực hành lời dạy và nhắc lại từng câu :

 

- Con xin quy y Phật

- Con xin quy y Pháp

- Con xin quy y Tăng

 

Hứa như vậy nhưng thực hành được bao nhiêu phần trăm ? Đó là điều hoàn toàn tự nguyện và không bắt buộc phải tới chùa. Vào dịp này mình có người bạn thân kể lại quy y của anh ta, không giống ai ! Anh ta không phải vì là bạn của vị tu sỹ (khi đó là Thượng Tọa, nay là Hòa Thượng) mà được quy y một cách rất tự nhiên : TT vì biết anh chàng này hiểu triết lý đạo Phật hơn cả nhiều Phật tử, cho nên tự ý cho pháp danh và chỉ nhắc sơ qua vài giới răn mà không hề buộc phải lập lại câu nào ! Phải chăng đó cũng là một cách để nói rằng tất cả đều là tương đối ?

 

Rất mong bạn cho ý kiến

Danh sách bài viết

 


Con người ta ai cũng đi tìm hạnh phúc

 



 

 

 


Partager cet article
Repost0
20 juillet 2013 6 20 /07 /juillet /2013 18:29
Partager cet article
Repost0
16 juillet 2013 2 16 /07 /juillet /2013 23:07

Hôm nay mình kể tiếp (Hướng Đạo, HĐ), tiếp theo về những nhận xét sai lầm về Nhân Điện (NĐ) do người ngoài cuộc.

 

HĐ nguồn gốc từ NĐ nhưng dựa trên thực tế, khác hẳn với những hiều lầm do đa số học viên gây ra khi họ nói :

 

- Năng lượng của Thượng Đế (TĐ)

- Mở Luân Xa (LX, chakra)

- Phải được Thầy cho phép mới có quyền mở LX

- Giải cứu người bị ma nhập gây bệnh không chữa nổi (như exorcice trong đạo Thiên Chúa)

- Dùng từ ngữ Y Khoa : chữa bệnh, chữa ung thư, sida, ... mà không có giấy phép

- Điện của tôi mạnh

- TĐ, hiện thân của người này người nọ, xuống trần gian để giúp đời, có nhiệm vụ của TĐ giao cho, ...

 

Xin trả lời ngay là "điện" không phải là của mình, năng lượng bên ngoài bạn có thâu hút được hay không là hoàn toàn do sự luyện tập của bạn. Hiện nay chưa có ai nghiên cứu về vấn đề này, mới đây chỉ có nhà Sư Matthieu Ricard đã thử nghiệm trong vòng 8 năm để tìm hiểu sự khác biệt giữa bộ óc người "tu" và người thường. Sắp tới khi nào có điều kiện thì ta cũng có thể nghiên cứu ảnh hưởng năng lượng bên ngoài lên bộ óc con người và với tần số nào của bộ óc thì mới thâu được nó để dùng ?

 

Hướng Đạo là gì ?

Theo nghĩa đen HĐ gọi là hướng đạo sinh (scoutisme). Bắt đầu là Ấu Trĩ Viên học bơi lội, chơi thể thao, học cắm trại. Lớn hơn gọi là Hướng Đạo Viên : phải tháo vát, biết cư xử trong mọi tình huống, biết giúp đỡ người hoạn nạn, người nghèo ... để trở thành con người toàn diện "có ích cho xã hội".

 

Theo nghĩa bóng HĐ tìm hiểu và hành thế nào cho cuộc sống bình yên, khỏe mạnh và cởi mở dẫn tới trạng thái an lạc. Muốn được như vậy ta phải luyện tập hàng ngày ít nhất khoảng 60 phút, không phải tập luyện cho chân tay cứng cáp đập gạch đập đá. Nhưng tập thở khí công, chú ý vào hơi thở trong khi tập các động tác như yoga, taichi, qi gong ... xong chấm dứt bằng "thiền" khoảng 100 giây (đôi mắt không nhắm hẳn nhưng hơi hé mở).

 

Phương pháp tập :

Nếu bạn chưa quen thì sau đây là cách tập hàng ngày bằng 3 động tác hít thở như sau :

1- Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Làm 3 lần như vậy. Mắt mở. Hít vào khoảng 3 giây và thở ra từ từ khoảng 6 giây.

2- Nhắm mắt lại trong vòng 5-6 phút. Trong suốt thời gian này giữ cho đầu óc trống trơn (vide)không bận tâm suy nghĩ, chỉ nhận biết mình qua hơi thở.

3- Mở mắt ra và làm lại động tác 1.

 

Mỗi ngày bạn có ít nhất một dịp để làm 3 động tác trên trước khi đi ngủ. Nhiều khi chỉ mới làm xong động tác hít thở 3 lần, thấy khỏe quá bạn ngủ thiếp đi lúc nào không hay !

 

Làm sao thâu được năng lượng bên ngoài ?

Sau khi bạn quen dần với 3 động tác trên thì vào bất cứ lúc nào bạn cũng có thể tự chủ, làm chủ lấy mình. Không giận giữ, không nói lời vô ích, tất cả là con số "không". Có như vậy thì tần số bộ óc mình phát ra vào khoảng 4 Hz hoàn toàn có khả năng thâu nhận điện năng bên ngoài của hệ mặt trời (système solaire), nơi chúng ta đang sinh sống.

 

Điện năng là gì ?

Đó là những hạt nhỏ có trong không khí mà mắt thường không trông thấy. Nếu tò mò thì bạn có thể nhìn qua cửa kính khi có ánh nắng, sẽ thấy rất nhiều hạt sáng đuôi dài chạy hỗn loạn trước mắt. Nhìn vài giây cho biết thôi và không nên tìm kiếm nó.

 

Sự huyền bí của tạo hóa

Theo lý thuyết đạo Phật thì tất cả mọi sự vật chỉ gồm có 4 yếu tố tạo thành : đất, nước, lửa và gió (tứ đại)

 

Chính vì sự huyền bí đó mà ta phải thích hợp với vạn vật môi trường sinh thái (biodiversité). Tập luyện thường xuyên để giữ quân bình, hòa hợp với thiên nhiên, tứ đại. Làm thế nào để tự chủ trong mọi tình huống (calme, sérénité) không bị ngoại cảnh chi phối và bất cứ lúc nào cũng thâu nhận được điện năng để xài. Điện năng đó hoàn toàn tùy thuộc vào trạng thái tâm thần của mình chứ không phải của ai cho. Muốn được như vậy thì không nên bận tâm về bất cứ chuyện gì ngoài đời. Chỉ khi nào đầu óc trống không (chân không, vide) thì mới lấy được điện năng.

 

Chân không là gì ?

Bạn tập tĩnh tâm 5-6 phút để khỏi bị bận tâm về chuyện hàng ngày mặc dầu có những công việc phải làm phải lo lắng. Còn đi học thì tương đối ít bận tâm vì chỉ lo học bài để cuối năm thi đậu hoặc thi lên lớp thi ra trường. Còn nếu đi làm để sinh sống (làm mướn để có tiền ăn), làm tới chức vụ cao tới đâu cũng chỉ là đi làm thuê chứ không phải là chủ (xếp). Ở bất cứ địa vị nào cũng có sự bận tâm của nó. Thời gian sướng nhất là khi bạn nghỉ hưu, có nơi ăn chốn ở bảo đảm, nếu có bận tâm chẳng qua do sức khỏe. Khỏe mạnh không bệnh tật là điều sung sướng nhất đời.

 

Vậy ta hãy quên đi những gì không cần thiết :

▪ Danh vọng để làm gì nữa ?

▪ Tiền của cũng chẳng cần vì bạn có đủ rồi.

▪ Bạn bè cũng có rồi, nểu thiếu thì hàng xón láng giềng nơi công cộng ở đâu cũng có.

▪ Làm gì có vấn đề « cô đơn ». Người ta lại còn ước ao được « cô đơn » trên đảo hoang một mình.

Tất cả đều là « không », là chân không : không thắc mắc, không tính toán, không nghi ngờ, không sợ sệt, không chờ đợi, không mong mỏi, không ham muốn,không nói lời vô ích, không suy nghĩ vô ích, hãy quên đi ngững điều vô ích.

▪ Hãy quên cái tôi đi.

▪ Lấy hạnh phúc của người khác làm hạnh phúc của mình (Phạm Ngọc Tới)

 

Xem tiếp

Danh muc

Partager cet article
Repost0
11 juillet 2013 4 11 /07 /juillet /2013 19:57

Nhan Dan :

"Thế giới bên kia hạnh phúc, lứa đôi, không có người cô đơn, bất hạnh, không có ích kỷ. Nên ai muốn về được thế giới bên kia hạnh phúc, thì ngay từ khi còn sống phải cố gắng cho mình có hạnh phúc lứa đôi và có trách nhiệm bảo tồn nòi giống".

 

 

Thế nào là hạnh phúc lứa đôi ?

 

 

 

 

"Phụ nữ Tày không chồng không con tức là chưa có hạnh phúc trong cuộc sống dương thế, về bên kia sẽ cô đơn ...".

 

Không chồng không con ?

Người có chồng mà chẳng có con là chưa có hạnh phúc ? Có chồng có con thì có chắc là có hạnh phúc không ? Theo mình hiểu theo quan niệm người Tày là phải sống có cặp có đôi (có âm dương hòa hợp) nếu không đến khi qua đời sẽ phải hóa kiếp trở về cõi nhân gian, ai muốn về được thế giới bên hạnh phúc thì ngay từ khi còn sống phải cố gắng cho mình có hạnh phúc lứa đôi và có trách nhiệm bảo tồn nòi giống.

 

 

 

Quan điểm về đầu thai ("hóa kiếp") :

 

Như vậy người Tày tin vào sự đầu thai để bảo tồn nòi giống. Dân tộc Tày chiếm 20% tổng số dân tộc thiểu số VN (gồm 53 dân tộc, không kể người Kinh, người Tày có khoảng 1,6 triệu người). Để bảo tồn nòi giống thì mỗi người Tày phải có ít nhất 1 người con.

  

 

Quan niệm về hạnh phúc :

 

Người Tày cho rằng cuộc sống phải có hạnh phúc, hạnh phúc của họ là hạnh phúc lứa đôi chứ không phải hạnh phúc chung chung ...

 

 

Bạn hãy xem hạnh phúc hoàn toàn của Marion Bartoli là gì ?

 

 

Điều gì đem lại hạnh phúc cho bạn :

 

Cô đơn có phải là thiếu hạnh phúc không ?

 

Xin trả lời ngay là không phải đâu. Hai tấm hình này cho thấy ngay là "cô đơn" mới đem lại hạnh phúc. Thật vậy cô ta rất "cô đơn", quên hết sự vật bên ngoài : chẳng còn tha thiết gì với cây vợt nhờ có nó mới đoạt được giải "nhất"(nhưng phải quẳng ngay nó đi !), nhắm mắt lại không còn biết đến quần chúng bên ngoài ... hạnh phúc hoàn toàn là đây.

 

Hạnh phúc là gì nhỉ ?

 

Tùy theo quan niệm của mỗi người thôi. Giàu sang phú quý là hạnh phúc chăng ?

Nhà thật đẹp tại Saint Tropez :

 

 

 

Bác học địa vị cao để làm gì mà lại đi tìm hạnh phúc nơi thiên nhiên núi rừng :

 

 

Axel-Kahn_pics_390.jpg

 

Rémy Gaillard làm bất chuyện gì để tìm hạnh phúc :

 http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRADwWzP3JO2pwg6tXM1nzRz4posgscd8RzxqDAP1nAn5Knnkws  

http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSomWhRQUispsB3vnjioZFJpgyS_bi0Uonl2LTXDlExxHBxbp2o

 

Gérald Dahan giả danh người khác :

 http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSc3GJYR8R_haHj9UCd0qxgdv3kLD4WjFT1BNAk9sSX3Q3RW14aoA

 

Người hạnh phúc nhất đời : người bạn nghèo nhất TP đi bán vé số ...

                          http://img.over-blog.com/300x227/3/98/03/12/Amis_Heureux_HCM.png

 


Hạnh phúc trong tay mình :

http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRWSOKHKZtlh31HV6UM7wxerELtre4ZlYEoVEGTQYlLYq8qoFqx8A

 


Tim Aline Rebeaud - ViệtNam trong tim tôi :

 

http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcR_kFHtdKye7UHdB42RUGdhLOnjnC9p5g7tSUmuXuASVUvE-whj

http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcR3J3btd_o_IarpwIxG3VhKFwz61qdbCvrshJA4tAUMozy0mRu7

 

Tiếp theo

Danh mục (bài viết)

Partager cet article
Repost0
31 mars 2013 7 31 /03 /mars /2013 22:11

 Ta đi về đâu ?

 

 

 

Mới đây có bạn tự đặt câu hỏi : « Chết đem theo Phước Đức … và Tội Lỗi ». Xin trả lời là khi chết sẽ chẳng đem theo gì cả, chết là khi linh hồn rời khỏi xác như trong đạo Thiên Chúa đã nói, chết là hương linh người quá cố đang lưu lạc trong vòng 49 ngày (7 tuần lễ). Chính vì vậy khi người thân mình chết đi, thì con cháu trong gia đình hàng tuần thường viếng chùa để nhờ Tu Sĩ tụng kinh giúp cho hương linh được đi tới nơi mát mẻ. Xin mở ngoặc cho ai có nghiên cứu Hướng Đạo thì có cách khác.

 

 

 

Nói cho vui thì bà con mình theo đạo Phật đến ngày giỗ thường hay đốt vàng giấy để cúng người quá cố, sợ ở trên đó không đủ tiền tiêu xài. Tiền giấy giả chứ không phải tiền thật !

 

Đạo Thiên Chúa :

 

Theo Đạo Thiên Chúa thì con người ta ai cũng đi tìm hanh phúc, tức là khi chết được lên Thiên Đàng. Nhưng thật ra ít có ai được lên Thiên Đàng, đa số đều ở trong Luyện Ngục. Ở trong nơi này thì phải cố gắng làm lành lánh dữ, chuộc tội. Chuộc cho hết tội thì mới có hy vọng lên Thiên Đàng. Ở đây mình không bàn về lành dữ vì biết thế nào là tốt và thế nào là xấu ? Có khi xấu mà thực sự lại tốt, và có khi tốt chưa hẳn đã là tốt thật.

 

Hãy làm việc thiện để sau này được lên Thiên Đàng ? Tụng kinh cho nhiều ? Điều quan trọng là tự nguyện vì chỉ có thật lòng mới đem lại lợi ích cho bản thân. Thật vậy nếu chỉ tự nguyện có 5% hay 10% thì 90% hay 95% kia nó sẽ lấn át và tất nhiên không thay đổi gì cả. Làm chủ được mình hay không là như vậy.

 

Đạo Phật :

 

« Tham, sân, xi … », chết và đầu thai. Theo Đạo Phật cũng vậy vì mục đích để đạt tới Niết Bàn. Đạo Phật thì không nói tới Luyện Tội, nhưng nói tới Ngă Quỷ, Xúc Sanh. Ít ai đạt tới Niết Bàn, nhưng cũng có các vị Bồ Tát, A la Hán, Thần, Thánh. Xin mở ngoặc ở đây, mình có biết một vài vị Bồ Tát hoặc Thánh Sống hiện đang sống và hoạt động tai TP Hồ Chí Minh. Đó là một vinh dự cho người Việt chúng ta.

 

Nói thêm về Súc Sanh là những linh hồn chưa đi đầu thai được mà còn lang thang , là con mồi cho Ngă Quỷ, Thầy Bùa, Thầy Ngải có khả năng bắt và sai khiến làm lính cho họ. Làm chuyện xấu. Hướng Đạo thì chỉ làm tốt, bởi một lẽ đơn giản là diều xấu thì không những không đạt kết quả mà chính mình sẽ lãnh sự phản hồi dội trở lại ngay.

 

Có bạn cứ tưởng khi Quy Y là trở thành Phật, là người thông thái. Không phải vậy đâu. Khi Quy Y bạn lập lại từng câu của HT là xong đâu, vì đó chỉ là nhắc nhở bạn thôi. « Con không nói dối », « Con không tà dâm », « Con không sát sanh », « Con không nói xấu », « Con không nói điều vô ích », « Con không say sưa rượu chè cờ bạc », v.v.

 

Bạn đi Chùa thường xuyên ? Bạn phải Bố Thí để được Phước ? Không phải vậy đâu. Tấm lòng của bạn quan trong hơn tiền bạc.

 

Cái « Phước Đức » và « Tội Lỗi » không đo được đâu. Làm thế nào mà đo được để bạn đem theo qua bên kia thế giới ?

 

Cuộc đời chỉ là biển khổ thôi mà.

 

 

Chết là hết ?

 

Câu nói trên cửa miệng nhiều người « thiếu hiểu biết ». Họ nói cũng có lý do đấy, vì chỉ biết họ dang sống chứ đâu có biết tiền kiếp ra sao, đối với họ chỉ có mắt thấy tai nghe thôi. Nếu muốn nói tới khoa học thì số rất đông các nhà khoa học đều công nhận là có tiền kiếp, có sự đầu thai mặc dầu họ chưa chứng minh được.

 

Đầu thai là gì ?

 

Khi chết rồi thì bạn có khả năng đi đầu thai trở lại. Đó là cái phước của ban. Có điều bạn sẽ không nhớ kiếp trước của bạn đâu, mới sanh ra thì bạn chỉ biết là bạn sẽ khổ triền miên ! Như vậy mới là sự sống, một trang sử mới bắt đầu … trừ một vài trường hợp hiếm hoi. Cái quá khứ không quan trọng là vì vậy. Chỉ có cuộc sống hiện tại thôi. Biết tiền kiếp của bạn để làm gì ? Chẳng ích lợi gì cả vì chúng ta ai cũng đã trải qua hàng trăm nghìn kiếp rồi. Có khi giàu có khi nghèo, có khi cực khổ tù đày, bệnh tật, khi thì vinh quang chức vị lớn, khi thì thông thái như nhà bác học, khi thì mù chữ ngu dại cù lần, khi thì mù lòa, bệnh hủi bênh sida, khi thì đẹp đẽ khi thì xấu xí nhất trần gian.

 

 

 

Chính vì những lý do trên nếu bạn có tìm hiểu đạo Thiên Chúa, thì sẽ nhớ câu : « Không phê phán xét đoán người khác », vì ai cũng phải trái qua các đoạn đường đó.

 

Nếu bạn có làm chức vụ lớn, làm Quốc Trưởng một nước … thì chưa chắc đó đã là điều hay, bởi lẽ đó chỉ là một giai đoạn trong trăn nghìn kiếp phải trải qua để « học ». Chỉ khi nào bạn học xong bài học đó : có điều kiện tốt để chăm lo cuộc sống của số đông quần chúng thay vì lợi dụng nó để bóc lột làm giàu cho bản thân. Bạn chẳng cần làm công chức cao cấp, làm vua làm chúa vì lẽ bạn đã học xong rồi, đã hiểu và thực hành trong những tình huống đó rồi, thì cần gì phải học lại nữa.

 

 

Bạn đang đau bệnh khổ sở ?

 

Bạn hãy chăm lo săn sóc cho sức khỏe của bạn đi. Nếu mình không biết thươn,g thân xác của mình thì khó có thể đề cập tới chuyện cứu giúp người. Đó là một dịp thử thách bạn đó, nếu bạn có dịp đọc chuyện Anne Keller, mù lòa từ nhỏ sẽ thấy rằng không có hoàn cảnh nào mà vô ích. Hãy vui vẻ chấp nhận nó để đi tới. Đó chẳng qua là bài học của mỗi người không nên so bì. Hãy khiêm tốn và không khoe khoang mình là một dân tộc giỏi, đứng hàng 11 về số đông trên thế giới, từng chiến thắng ngoại xâm, như mới đây anh Nguyễn Hữu Động, cố vấn cao cấp của Liên Hiệp Quốc, có nhấn mạnh tới trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình Việt Nam.

Danh mục

 

 

Chúc bạn thành công và cho thêm ý kiến.

 

 

 


 

 


 

 


Tiêp hteo

 


 

 


 

 



Partager cet article
Repost0
21 février 2013 4 21 /02 /février /2013 18:03

Làm biếng, làm thinh và làm ngơ ?

 

Sau nhiêù năm vắng mặt trong sinh hoạt cộng đồng … năm nay do bạn bè rủ cho nên mình mới đi, chứ thật ra mình « làm biếng lắm » ! Làm biếng vì không thấy có nhu cầu, đi ra chơi không biết có quen ai không ? Bạn cũ có còn nhớ mình không ?

 

  DSCN3648c.jpg

 

Thế nào là làm biếng ?

 

Hội những người làm biếng :

 

Làm biếng là sợ khuân vác nặng, lười không muốn hoạt động, lười vì muốn đạt tất cả mà không muốn làm, lười cứ nằm lì trên giường, ăn cũng lười thức ăn thì nhiều mà cơ thể không được tiếp tế đầy đủ, lười vì nấu ăn thì giỏi nhưng lại thích được hầu hạ cho nên cứ đi ra tiệm là xong, nằm giường tay cầm bộ điều khiển bấm hết kênh này tới kênh khác, bấm rồi thâu … , thâu rồi lại bấm, thâu hết tin tức cho thỏa thích nỗi nhớ vn, lười cả ghi nhận những gì đáng nhớ cho nên cứ xem đi xem lại băng thâu cứ tưởng là tin mới, rồi lại muốn « chia sẻ » với bạn bè, lười đến nỗi chỉ chia sẻ cái mình thích mà quên chia sẻ cái người khác thích hay đúng hơn lười trao đổi kinh nghiệm ?

 

Làm biếng là lười suy nghĩ vì cứ thắc mắc tại sao có những người « thành công » hơn mình, con cái họ làm này làm nọ, còn mình thì cứ than thân thua kém. Lười biếng vì quá dễ dãi với bản thân … « Người làm biếng là người thích một số hoạt động này hơn một số hoạt động khác, mà đa số những hoạt động họ thích đều không có tác động tích cực đến bản thân họ ». Nguyên nhân cho sự làm biếng thì có nhiều nhưng thực ra chủ yếu xuất phát từ chính bản thân họ, người làm biếng ý thức rất rõ ràng sự làm biếng của mình là không tốt, đã ý thức được nhưng lại rất khó để thay đổi.

 

Tại sao làm biếng ?

Người làm biếng không chịu khó vươn lên và chỉ thỏa mãn với quá khứ mà quên đi hiện tại. Tại sao theo đạo Phật sống trong hiện tại và tập thiền lại quan trọng ? Sống trong hiện tại, nhận biết điều gì đang xảy ra là một cách để « tu tập» rất đơn giản và có hiệu quả. Hãy tìm lấy cái vui trong bất cứ sinh hoạt gì từ cách đi đứng nằm ngồi ăn uống tới công việc làm … nếu bạn còn đang đi làm (để nuôi các người đã nghỉ hưu không còn sức hoạt động theo quy luật xã hôi !) thì tìm lấy cái vui trong công việc đang làm, bất cứ là việc làm gì. Không nhất thiết phải tới chùa hoặc làm bất cứ nghi thức nào khác, bạn có thể thiền như vậy 24g/24g.

 

Làm biếng vì không sống trong hiện tại

Tới đây mình nhớ tới một gương sáng trong dịp nghỉ hè năm rồi. Một người lứa tuổi ba mươi sáng tối làm công việc phải làm, luôn luôn vui vẻ hạnh phúc trong công việc, từ việc đi chợ cho tới nấu ăn, lau chùi giọn dẹp quét nhà. Tuy công việc chẳng có gì là ghê gớm mà ít ai để ý tới. Mình coi TIM Aline (Nhà May Mắn) như một thần tượng, một vị Thánh sống thì đúng rồi … vì không ai có thể phủ nhận vai trò của cô ấy, từ tay trắng làm nên cho tới nay đã giúp biết bao nhiêu người tàn tật sa cơ, quên cả tiền tài danh vọng hạnh phúc cá nhân. Không ai có thể làm được như cô TIM Aline đâu, nhưng tại sao mình coi thường những việc nhỏ nhặt nhất để « tu tập » như người bạn trên đây ? Từ sáng đến tối chỉ đơn giản có vậy thôi. Vì trong việc « thiền » thì không có kiểu « thiền » nào là hay nhất, có đạt được kết quả phần nào hay không là do việc « định thần », và phải siêng năng kiên nhẫn, mỗi một ngày mới là một ngày vui sống như vậy. Không thắc mắc không so sánh đánh giá và quên đi cái « tôi ».

 

Làm biếng vì không chịu suy nghĩ mà dựa vào sách

Các sách vở hoặc tài liệu phim ảnh về sự thành công trong mọi lãnh vực thì rất nhiều, từ xây dựng đất nước cho tới tương lai của lứa trẻ, từ sự kiện này cho tới sự kiện khác, không phải chỉ cầm trong tay phim ảnh hoặc một vài quyển sách là đủ. Bởi vì nếu chỉ thâu vào đầu mà thiếu phần tổng hợp thì bộ óc mình tới một lúc nào đó sẽ thiếu chỗ chứa, lôn xộn và không còn sáng tạo ! Lười mà không chịu « tự đặt bài ra mà học ! » như lời Ông Mực dạy học trường tư thục Taberd lớp Đệ nhị hồi đó. Tự đặt bài ra mà học để làm chủ lấy mình để vận động tất cả khả năng của mình tức là tin vào mình. Vậy phải làm sao để có được sự tự tin đó ? Cũng dễ thôi phải biết trao đổi ý kiến với người khác, với bạn bè và quên đi cái « tôi » thì mới thâu nhận được điều hay, « cứ thản nhiên thôi ».

 

Làm biếng vì quên mất sự biện chứng

Lại thêm lười vì không áp dụng « duy vật biện chứng », không chịu tích lũy từ không đến có … mà muốn được liền. Điều mà trong quá khứ có thể bạn đã thấm nhuần khi nhận xét sự vật biến chuyển một cách « duy vật » chứ không phải duy tâm.

 

Tet-Unesco-16-02-2013---KHung-.jpg

 

Làm biếng vì không lắng tai nghe

Trong một buổi họp mặt có người bản thân đã « làm biếng » lại góp ý kiến nhiều chuyện để đánh giá phê bình ( ?) làm cho anh bạn kia mới hỏi lại : « Mấy năm rồi bồ làm gì ? ». Người làm biếng không biết trả lời ra sao thì được một bạn khác nói giùm cho vui : « Chỉ làm có ba điều thôi : 1- Làm biếng, 2- Làm thinh và 3- Làm ngơ ». Vì có dịp quen thân mấy người bạn đó từ mấy năm nay cho nên mình biết tính nết họ vui vẻ và đặc biệt là thương mến bạn cũ cho nên mới rủ nhau đi « ăn nhậu » chơi cho vui.

 

Làm biếng khác với làm thinh và làm ngơ

Theo định nghĩa trên đây thì làm biếng là đúng rồi nhưng làm thinh và làm ngơ thì lại là chuyện khác vì làm thinh và làm ngơ phải hiểu là làm thinh và làm ngơ, tức là bình thản thản nhiên, ai làm sao cũng được … đó là câu nói của đa số các « bạn già » (già dăn lão thành và có kinh nghiệm sau nhiều năm hoạt động). Bởi vì khi họ có mặt trong buỗi lễ hàng năm thì cũng được rồi, chẳng cần phải làm gì cả vì các bạn thanh niên trẻ đã làm hết rồi, có hăng tiết vịt nhảy vào thì cũng sẽ bị đẩy ra đó ! « Con hơn cha thì nhà có phước mà».

 

Rất mong bạn góp ý thêm

 

 

Tiếp theo 

Marathon de Paris : 07-04-2013

Inscription : michaudstephan@yahoo.fr


 

Autres sujets :

 

- Résultats scientifiques surprenant

- Comment améliorer sa résistance physique ?

- Se détendre autant que possible

- Guèrres secrètes à l'Elysée

- Top secret : pour ou contre les OGM ?

- Krishnamurti : un sage philosophe ?

- Cristina Dumitru : jeune ROM et meilleur apprenti de France

...

- Comprendre la dette publique

- Economie politique : le déclin de la France

- Entre deux quinquennats

- David Douillet et les pièces jaunes

- Une effarante accumulation de scandales autour du pouvoir

...

- Nhân xet sai lâm vê nhân diên (4)

- Nhân xet sai lâm vê nhân diên (3)

- Nhân xet sai lâm vê nhân diên (2)

- Nhân xet sai lâm vê nhân diên (1)

- Nhân xet sai lâm vê nhân diên (0)

 

...

 

- Kinh nghiêm tuôi già (6)

- Kinh nghiêm tuôi già (5)

- Kinh nghiêm tuôi già (4)

- Kinh nghiêm tuôi già (3)

- Kinh nghiêm tuôi già (2)

- Kinh nghiêm tuôi già (1)

- Kinh nghiêm tuôi già (0)

...

- Bài tâp thê duc môi ngày

...

- Tu chua bênh tiêu duong

- Siêu vi gan chua nhu thê nào ?

...

- Kham pha vê gao luc

- Tim thêm thông tin


 

 


Partager cet article
Repost0
20 février 2013 3 20 /02 /février /2013 11:45

 


 

 

 

Nhan Dan

 

Test du baiser !!!! pour ceux qui ne l'auraient pas encore vu ..... ?

 

 

Đem người nữ ra chế nhạo

Con gái mới lớn chưa biết gì

Xúi dại nó thử xem

Phải nhắm mắt lại mới hay

Nào ngờ sự thật phũ phàng

Trí tưởng tượng thật kinh khủng

Ngồi đây mà cứ tưởng là thiên đàng

Mới hay cái đầu là quyết định

Tốt hoặc xấu chỉ là tương đối

Ngon hoặc dở cũng vậy

Sao chẳng ngồi yên

Cứ a dua tưởng tượng làm gì

Thà làm biếng ...

Hay làm thinh, làm ngơ

Bình thản cho tâm lắng dịu

Có hơn không ?

 

 

 

 

Nhan Dan

Thế cũng hay biết khỉ khác đàn ông thế nào


 

Đàn ông có giống khỉ đâu ?

Sao lại có câu « đồ khỉ »

Đồ khỉ gió

Cái thằng khỉ gió

Thằng giời đánh ...

Tất nhiên khỉ khác đàn ông

Vì nó sống bằng bản năng

Bản năng sinh tồn

Làm sao kiếm ăn để sống

Nó phải thử xem ăn được không chứ

Đàn ông thì thấy gái đẹp lại động lòng

Thấy người dễ thương thì lân la làm quen

Xem có chủ chưa

Nếu chưa có thì hí ha hí hửng

Cứ tưởng bở

Lại vỡ mộng bây giờ

 

 

 



J'observe les animaux ...

 

Autres sujets :

 

- Résultats scientifiques surprenant

- Comment améliorer sa résistance physique ?

- Se détendre autant que possible

- Guèrres secrètes à l'Elysée

- Top secret : pour ou contre les OGM ?

- Krishnamurti : un sage philosophe ?

- Cristina Dumitru : jeune ROM et meilleur apprenti de France

...

- Comprendre la dette publique

- Economie politique : le déclin de la France

- Entre deux quinquennats

- David Douillet et les pièces jaunes

- Une effarante accumulation de scandales autour du pouvoir

...

- Nhân xet sai lâm vê nhân diên (4)

- Nhân xet sai lâm vê nhân diên (3)

- Nhân xet sai lâm vê nhân diên (2)

- Nhân xet sai lâm vê nhân diên (1)

- Nhân xet sai lâm vê nhân diên (0)

 

...

 

- Kinh nghiêm tuôi già (6)

- Kinh nghiêm tuôi già (5)

- Kinh nghiêm tuôi già (4)

- Kinh nghiêm tuôi già (3)

- Kinh nghiêm tuôi già (2)

- Kinh nghiêm tuôi già (1)

- Kinh nghiêm tuôi già (0)

...

- Bài tâp thê duc môi ngày

...

- Tu chua bênh tiêu duong

- Siêu vi gan chua nhu thê nào ?

...

- Kham pha vê gao luc

- Tim thêm thông tin


Partager cet article
Repost0
12 décembre 2012 3 12 /12 /décembre /2012 13:53

Thay lời kết luận

 

 

 

 

Bổ sung thêm về kết quả trị bênh … Sư Giác Tuệ được Thầy kích thích LX 100% trong vòng có 15 phút ! Trong khi đó học viên thường phải mất 13 ngày : 5 ngày lớp một, 5 ngày lớp hai và 3 ngày lớp ba. Tất cả là 48 giờ thay vì chỉ có 15 phút. Đó là một trường hợp đặc biệt vì không lẽ một vị thiền sư lại vào ngồi lớp học của một người thường. Dầu sao cũng đã có nhiều trường hợp học trò của Thầy được mời vào dạy trong các chùa và nhà thờ, với mục đích truyền lại phương pháp nhân điện.

 

 

Sau khi LS đã được kích thích thì Sư GT hôm đó đụng vào chân đèn thì bóng đèn tự nhiên sáng lên ! Sau đó trị cho nhiều người. Riêng Sư GT bị huyết áp cao và nhồi máu cơ tim không còn dùng thuốc tây nữa và mỗi khi khó chịu nơi tim thì đặt tay ngay tại chỗ, bị rối loạn tiêu hóa cũng vậy. Nhiều trường hợp khác như khi vào thăm người em ở bệnh viện thì người này tỉnh lại mở mắt ra, chữa lành 2 chân phì mập của người bệnh khac, …

 

 

Anh Sang ở Thụy Sỹ từ hai chục năm nay chữa cho rất nhiều người khỏi bệnh … chữa ở trong chùa có cả người Thụy Sỹ ăn mặc chỉnh tề cũng tới, từ 13g tới 20g ngày nào cũng như vậy ! Được mời vào cả bệnh viện … Khi anh sang Biển Ngà Voi (Côte d’Ivoire) có chữa lành một trường hợp bị vẩy nước ở chân và vi vây được chính quyền tại chỗ thỉnh mời.

 

 

Một trường hợp truyền năng lượng từ xa. Anh Sang có hẹn giờ giúp cho một bà người Ý bị ung thư tử cung, chỉ cần có tầm hình bà ta mà trị lành bệnh !

 

 

Quên mất khi mình đi thăm một người Pháp bà con trong gia đình ở dưới tỉnh bị ung thư tụy tạng (pancréas) … nhiều khi hai ba giờ đêm bà vợ ông ta cũng đánh thức mình dậy vì ông ta đang lên cơn đau. Mình chỉ dùng cây dò huyệt để tác động lên vùng phản chiếu tụy tạng trên trán ! Ông ta mới nói với bà vợ “không biết anh này học tới cấp nào mà mỗi khi có mặt là tôi hết cơn đau !” (je ne sais pas quel niveau il a mais à chaque fois qu’il est là je n’ai plus mal)

 

 

Tất cả những ví dụ trên đây thâu lượm được đều không ngoài mục đích nêu lên kết quả cụ thể để nhớ ơn Thầy Đáng.

 

 

 

Thử nghiệm cho vui

 

 

Ngồi trong nhà nhìn qua của kính khi trới nắng bạn có thể nhìn thấy nhũng hạt “prana” có đuôi khá dài chạy liên tục bên ngoài. Nhìn cho biết và không nên tìm kiếm nó làm gì vì ở đâu cũng có mà bạn không nhận thấy.

 

 

Vào trong phòng tối có ít ánh sáng nếu bạn để bàn tay trước một tờ giấy màu sẫm thì có thể nhận thấy những luồng ánh sáng màu trắng phát ra từ các đầu ngón tay. Đó là những làn sóng điện rất hay vì nó có chức năng lập lại quân bình những tế bào bị hư hại. Ví dụ như tế bào thần kinh bị tổn thương làm cho tứ chi bị liệt, bộ óc không hoạt động bình thường, chức năng bị rối loạn trong một vài trường hợp thường gặp sau đây dùng LX7 :

 

 

. Liệt

 

. Alzheimer, parkinson

 

. Stress

 

. Dị ứng (do thức ăn, tâm lý) : LX7 + LX3 nếu do thức ăn

 

 

 

 

 

Nhớ ơn Thầy

 

 

Vào những năm 90 khi nhân điện bắt đầu từ Mỹ lan sang Âu Châu, học trò của Thầy dạy lớp một và hai xong mới gởi đi học lớp ba và lớp bốn tại Saint Louis. Điều đáng ghi nhớ là Thầy luôn luôn nhắc nhở tình thương nhân loại, mọi người tiếp tay với Thầy trong một việc rất cụ thể là giúp cho thể xác con người được khỏe mạnh. Giúp cho người ta hết đau bệnh là một điều rất dễ vì chỉ cần tác động lên sáu LX, phaỉ biết đặt tay đúng LX hoặc trực tiếp tại chỗ đau. Điều đó quá dễ ngay từ khi có LX mới chỉ được kích thích 30% và 60% mà bất cứ ai cũng học được phương pháp này để tự giúp mình và người khác.

 

 

Khó nhất vẫn là con người, có tình thương đồng loại không còn tham lam đố kỵ ham danh ham quyền năng chức vị.

 

 

Công đức của Thầy rất lớn vì đã truyền ra cho tất cả mọi người, ai cũng học được dễ dàng, quá dễ dàng ! Chỉ có hai bàn tay mà làm được nhiều chuyện trước hết là làm lành bệnh. Khi bạn có đau răng thì chỉ cần đặt ngón tay vào nướu răng chỗ nào đang đau là lành ngay, không cần thuốc trụ sinh độc hại cho cơ thể và không phải chờ đợi đi BS.

 

 

Khi bạn có giúp ai thì nhớ là khi có yêu cầu mới làm tức là khi nào người ta đồng ý. Bởi một lẽ đơn giản là khi không thích hợp với nhau thì không có giòng điện (le courant ne pase pas !). Nếu bạn có giúp ai thì nhớ trong tư thế thoải mái, lưng thẳng. Khi người bệnh đau chân thì họ phải gác chân lên cao thì bạn mới đặt tay tới được. Hình ảnh người đi giúp mà lại ngồi xệp dưới đất thì không đẹp chút nào.

 

 

Chuc ban thành công, an vui hanh phuc.

 

Danh muc

 

 


Chu y : 30, 60 và 100% dê phân biêt lop mo dâu voi lop cao nhât, không phai là do luong chinh xac. Kha nang hoàn toàn do su kiên nhân tu tâp cua môi nguoi.


 


 


Öng Muc thây giao truong Taberd : "Tu dat bài ra mà hoc !"


 


 


 



Partager cet article
Repost0
4 novembre 2012 7 04 /11 /novembre /2012 21:46

 Bàn thêm về nhân điện 

 

 

Nhân điện là gì ?


Thiền khác với nhân điện. Ảnh hưởng của thiền lên bộ óc con người do thiền sư Matthieu Ricard đã thử nghiệm trong vòng 8 năm, kết quả đã đưa lên truyền hình F2 hàng chục năm nay. Theo ngành nhân điện thì tác động của nhân điện lên bộ óc còn lớn hơn thiền rất nhiều : 1- Tìm hiểu thử nghiệm xem nhân điện có ảnh hưởng như thế nào lên bộ óc ? 2- Sau đó thử nghiệm truyền năng lượng từ xa. 3- Mục đích của thiền là cho cá nhân mỗi người, còn mục đích của nhân điện là vừa cho bản thân mình và vừa truyền năng lượng cho người khác để trợ giúp sức khỏe. "Thiền" trong nhân điện chỉ kéo dài vài phút, mục đích để định thần chứ không phải tâm niệm gì khác và không lâu hàng giờ !


          Nói đến nhân điện người ta thường nghĩ đến điện năng, luồng điện của Thiên Thần, thậm chí của Thượng Đế, của Chúa ban cho. Cũng giống như trong Đạo Phật chẳng hạn có người cứ tưởng là hễ cứ « quy y » là thành phật tử, là con người tốt đẹp như Phật. Không phải như vậy đâu vì ta cứ thử tìm hiểu xem con người chúng ta nó phức tạp tới đâu khi ta hiểu rõ bộ óc con người hình thành từ khi mới sanh ra cho tới lúc lớn lên, vào đời nó biến chuyển như thế nào ?

 

          Lúc mới ra đời bạn có biết vì sao mà bộ óc chúng ta lại có nhiều tế bào thần kinh hơn khi đã tới tuổi trưởng thành ? Số lượng của nó gấp đôi, tức là 200 tỷ ! Nhiều như vậy cho nên phải học ăn học nói khám phá cuộc sống chơi đùa thỏa thích bên cạnh người mẹ người cha … ý quên mất bên cạnh ông ngoại bà ngoại bây giờ lại đóng vai trò chủ chốt ! Trong thời gian học hỏi vào đời, cái gì cũng mới khám phá, điều gì nên giữ và cái gì nên bỏ … cuộc sống thật là thú vị, học được cái hay giữ lấy để mà xài, bộ « điều hành » chủ yếu đã hình thành giúp cho con người học hỏi thêm, biết suy nghĩ, biết sống biết ơn cha mẹ ông bà tức là sống phải lẽ trong xã hội..

 

          Qua sự khám phá cuộc sống thích thú như vậy thì hình thành một mạng lưới mà bất cứ máy tính nào hiện đại tối tân nhất cũng không sánh nổi với con người. Vì thế cho nên đối với các bạn làm việc về máy điện toán thì chúng ta hay nói tới câu « mạng lưới dây thần kinh » (réseau de neurones) để nói rằng bản lập trình (programmation) của bạn hay hoặc dở … : hay là khi nào hệ điều hành (système d’exploitation) do bạn viết ra có dễ xử dụng không ? có mềm dẻo không ? hay là cứng nhắc mỗi khi đặt nó vào một máy điện toán khác thì gặp vấn đề không chạy được ? Cứ tối ngày sửa tới sửa lui … ngày càng nhiều lệnh điều hành thêm nặng nề, trái với sự thấm nhuần. Như thế phải làm tốt ngay từ đầu, vì khi "già" đi rồi thì khó sửa lắm ! Có khi phải xóa hết cái cũ đi và viết lại chương trình hoàn toàn mới. Bởi vậy ông bà ta mới có câu : « dạy con từ thưở còn thơ, dậy vợ từ lúc ban sơ mới về !»

 

          Đối với trẻ em vào cỡ tuổi 12-13 đã hình thành chủ yếu mạng thần kinh và hệ « điều hành » trên sẽ giúp cho đứa trẻ tiếp tục cuộc hành trình của mình một cách tương đối tốt, có nghĩa là đã có điều kiện để phát huy phần tích cực trong con người, theo lý thuyết « nhất nguyên » (dualité). Tới tuổi trưởng thành thì chỉ còn giữ lại 100 tỷ tế bào thần kinh đú dùng cho suốt cuộc sống ! Nhưng chưa đủ đâu vì con người luôn luôn va chạm với xã hội bên ngoài, chịu ảnh hưởng không nhiều thì ít những thói hư tật xấu qua TV, xi-nê, thuốc lá rượu chè, đàn điếm, v.v. nếu cái « hệ điều hành » chưa hoàn hảo lắm thì cũng khó sửa khi có vấn đề xảy ra. Nói thêm ở đây, khi con người đã lớn tuổi (đã quá nửa cuộc đời ?) là « già » chưa ? Có sửa đổi được không ? Xin trả lời là được và chưa phải là « già » đâu. Thật vậy tế bào thần kinh còn có một đặc điểm là « không già » và có thể tự phát triển (plasticité) ! Vì thế vẫn còn khả năng mở rộng, cởi mở … lại thêm một khía cạnh khác mà máy tính có thông minh tới đâu cũng không bì kịp con người. Cởi mở để nối lại những quan hệ với các tế bào khác cho nó trở về trạng thái bình thường ban đầu, và hơn nữa còn có khả năng nới rộng hơn trước ! Muốn được như vậy thì phải có yếu tố tình cảm, sự xúc động làm gia tăng ý chí, tâm thần tâm linh, phần tích cực theo thuyết « nhât nguyên » phải trội hơn để tiêu diệt tính tiêu cực.  

          Mình mở ngoặc ở đây để nói là con người ta thì không có ai hoàn toàn xấu, không ai sanh ra là người xấu, là tiêu cực nhưng ngược lại bản chất đều là tốt và tình cảm. Chỉ có xã hội mới tạo ra con người như thế.


Nhân điện bắt đầu từ khi nào ?

 

          Tới đây mình trở lại vấn đề nhân điện. Với mạng lưới thần kinh tinh vi như vậy thì làm gì có chuyện do bên ngoài (Thần Thánh …) tự nhiên đem tới cho mình quyền năng khả năng ? Chỉ có con người tự rèn luyện nhờ ý chí tình cảm của mình thì mới đạt được thôi. Mình không đề cập đến những phép lạ xáy ra ở Lourdes hoặc nơi khác vì đó là những trường hợp hiếm có. Mình phải tự luyện tập chứ không ai giúp bạn được đâu. Ví dụ BS tâm thần chỉ ngồi lắng nghe người bệnh nói chuyện và đặt câu hỏi cho tới khi nào người bệnh tự tìm thấy câu trả lời.

 

          Thầy N Đ khi sang Mỹ vào những năm 1980 đã có đất dụng võ không như ở VN trước đó chẳng ai chịu nghe. Thầy bắt đầu học lái xe rồi đi nơi này nơi nọ cứu giúp được rất nhiều người thoát khỏi tử thần, cho đên năm 1988 thì bắt đầu mở lớp. Khi đó phải học lớp mở đầu và lớp hai (tổng cộng 10 ngày) thì có thể chữa được mỗi ngày 20 người, trừ một vài căn bệnh nặng thì phải học lớp ba khi các luân xa (LX) đã được kích thích hoàn toàn do chính tay Thầy tác động lên LX dọc theo cột sống. Mỗi học viên thay phiên nhau xếp hàng và Thầy chỉ cần có vài giây cho mỗi người.

 

          Mình có may mắn được đi học mấy lần tại Saint Louis. Học lớp ba, bốn và năm còn lớp một và hai thì một học trò của Thầy ở Pháp được Thầy cho phép dạy. Lớp bốn và năm Thầy dạy cách xử dụng LX 6, tuy nhiên đến lớp ba là đủ rồi vì tất cả các LX đã được kích thích hoàn toàn (khi đó Thầy hay dùng chữ LX được khai mở 100/100, lớp một 30/100 và lớp hai 60/100).

 

Vài mẩu chuyện về các lớp học

 

          Ngay khi học lớp một mình thực tập liền và chữa khỏi đau lưng (lumbago) cho một người bạn và bà xã bị sốt không dậy được để đi làm. Lớp hai mình vẫn thực tập và chữa vẹo cổ (torticoli) cho người em và người bạn bị ho … sau này khi đi dự thính lớp ba Thầy dạy cho cả ngàn người tại Grenoble. Mình ngồi hàng đầu vì ở trong đoàn tháp tùng của Thầy, lúc này có chú Mười (cựu Thứ Trưởng bộ ngoại thương) đi học do mình giới thiệu. Chú có chụp tấm hình (đã thất lạc !) khi mình giúp cho một người liệt tứ chi ngồi xe đẩy, vào buổi sáng trước giờ học. Sau hai lần như vậy tới ngày học cuối cùng thì ông ta tự nhiên đứng dậy phát biểu quên mất là đang ngồi xe đẩy !

 

          Qua các buổi học mình hiểu về Đạo (phật pháp, đạo Thiên Chúa, …). Sự vô thường của sự vật khi Thầy hay nhắc nhở : « người may mắn mới học được môn này, chỉ hai bàn tay không giúp người hết đau hết bệnh, tuy rằng chưa có ... có rồi còn không ! …, ráng giữ lấy mà xài ». Thế nhưng mặc dầu được Thầy cho mở trung tâm (nhờ ké bà xã mình cho nên mới được, bả nhường cho làm xếp), mình mở nhiều lớp dạy trong ngày (sáng, trưa và tối), buổi tối đông người nhất vì là sau giờ làm việc cho nhiều người có thể tham dự. Mỗi ngày như vậy hàng trăm người học, sau lớp hai thì mới được ghi danh đi học với Thầy. Mình tổ chức lớp ba và bốn tại Pháp thì mỗi lớp có hàng ngàn người học. Hoạt động được 18 tháng thì chúng tôi xin nghỉ và không còn có dịp liên lạc với tất cả các hoạt động của ngành nhân điện, và không còn dịp liên lạc với Thầy ! Vì đường hướng không thích hợp do sự tranh giành quyền lợi, quyền hành ra ngoài mục đích giúp ích cho « nhân loại ». Những sự hiểu nhầm về nhân điện phát sinh ra từ đó.

 

(Còn tiếp …)

Danh mục

 


Chú ý : trong bài có khi dùng nhiều chữ y khoa cho dễ hiểu, khi ra ngoài nên tránh dùng các từ ngữ đó ... vì ngành này chưa được công nhận. Ai biết nhân điện chỉ khi nào có yêu cầu thì mới giúp, không nên nói nhiều để bị gán vào giáo phái !


 


 


Ông Mưc, thầy giáo trường Taberd : "Tự đặt bài ra mà học !"

 


 



Partager cet article
Repost0
7 octobre 2012 7 07 /10 /octobre /2012 09:12

Chuyện Tái Sinh của Jenny

Tâm Diệu (thuật theo tài liệu của chương trình 20/20 ABC

( American BroadcastingCorporation ) phát hình vào lúc 10 giờ đêm

thứ sáu 10 tháng 6 năm 1994)

 

Vào mùa xuân năm 1993, một bà mẹ người Anh 40 tuổi đang sinh sống với chồng và hai con ở thành phố Northamptonshire Anh quốc đã đoàn tụ với năm người con của bà ở đời sống trước tại Malahide, một thị trấn nhỏ ở miền bắc nước Aí Nhĩ Lan. Mùa xuân năm nay 1994, Bob Brown và nhóm phóng viên truyền hình của chương trình 20/20 ABC Hoa Kỳ đã đến tận nơi đây làm phóng sự về sự tái sinh của bà mẹ này cùng hội họp với những người con của kiếp sống trước của bà. Ðây là câu chuyện tái sinh có thực đã xảy ra vào cuối thế kỷ thứ hai mươi này. Một câu chuyện đầy thương tâm và nước mắt, một câu chuyện đi tìm con vượt biên cương và trải dài qua nhiều kiếp người của một bà mẹ.

Bà tên là Jenny và lúc nào cũng biết và nhớ là mình đã có một đời sống ở kiếp trước nơi một ngôi làng nhỏ bên bờ biển xứ Ái Nhĩ Lan với tên là Mary. Mary, một người đàn bà trẻ, tầm vóc trung bình đã từ trần 21 năm trước khi Jenny được sinh ra ở Anh Cát Lợi.

 

Một trong những giấc mơ và luôn luôn hiển hiện trong trí nhớ của Jenny là giây phút lìa đời của Mary trong nỗi đơn độc đau khổ của mình và lo âu về tương lai đầy bơ vơ của các con bà mà thằng lớn nhất mới có 13 tuổi. Nỗi lo âu và đau khổ này đã ám ảnh bà, đã hiển hiện thường trực trong tâm trí nàng từ lúc còn nhỏ. Nàng nghĩ rằng mình đã có lỗi khi phải từ bỏ các con bơ vơ nơi cõi trần và nàng quyết định phải đi tìm con cho bằng được.

 

Ngay từ lúc còn rất nhỏ, khi mới bắt đầu cầm được viết, Jenny đã vẽ bản đồ làng với những con đường dẫn đến một căn nhà mái tranh nơi Mary ở, đến nhà thờ, ga xe lửa, các cửa hàng bách hóa... và sau này so sánh với bản đồ Ái Nhĩ Lan ở trường học, Jenny đã khám phá ra rằng bản đồ mà nàng đã vẽ từ trong trí nhớ, và trong những giấc mơ tiền kiếp đã thật giống với bản đồ một làng nhỏ nằm ở phía bắc thành phố Dublin Ái Nhĩ Lan, có tên gọi là Malahide.

 

Theo năm tháng, Jenny lớn dần cùng với hình ảnh căn nhà mái tranh, với từng căn phòng, góc bếp, với hình ảnh nhà thờ quán chợ nơi thị trấn hiền hòa Malahide. Trong tâm tưởng, nàng vẫn cảm thấy có lỗi với các con khi bỏ chúng lại bơ vơ nơi cõi trần nên nàng quyết định đi tìm con.

 

Jenny sắp đặt kế hoạch nhưng lại không đủ khả năng tài chánh cho chuyến đi qua xứ Ái Nhĩ Lan nên đành hoãn lại và tình nguyện làm một người thôi miên cho một thôi miên gia chuyên môn tìm hiểu quá khứ. Ông này đã giúp Jenny nhớ lại thật nhiều hình ảnh chi tiết của Mary và ngôi làng của cô ở vào năm 1919, cách thức ăn mặc, đi đứng nằm ngồi và nấu nướng của Mary hồi ấy. Qua thôi miên Jenny đã mô tả chi tiết căn nhà, từng bức hình treo trên tường, kể cả một tấm hình của Mary. Jenny cũng mô tả và vẽ ra hình nhà thờ. Tuy nhiên có một điều thất vọng là Jenny vẫn chưa nhớ ra được tên họ tức last name của Mary là gì, điều này đã gây ra rất nhiều trở ngại cho việc kiếm tìm các con của nàng sau này.

Cuối cùng Jenny đã để dành đủ tiền để thực hiện một chuyến du hành qua Ái Nhĩ Lan đi tìm những dấu tích của căn nhà mái tranh, của những con đường xưa lối cũ. Ðến nơi đó, nàng đã đứng lặng trước một căn nhà mà bên kia là ngã ba đường dẫn về thành phố. Nàng thấy sao hình ảnh này quen thuộc quá, giống như trong trí tưởng, giống như bản đồ nàng đã vẽ. Nàng nhủ thầm rằng Malahide đây chính là chìa khóa mở cửa vén lên bức màn về sự thật của kiếp sống trước của nàng, là bước chân khởi đầu trên con đường tìm con.

 

Sau chuyến đi, Jenny trở về Anh quốc và bắt đầu thực hiện kế hoạch tìm con. Nàng viết thư cho tất cả các báo ở Ái Nhĩ Lan, các tổ chức sử học, các văn phòng hộ tịch, các chủ phố, và dân làng Malahide để yêu cầu giúp đỡ về tin tức của một người đàn bà tên Mary chết vào năm 1930 cùng với những người con của bà này.

 

Một thời gian lâu sau đó, Jenny nhận được thư của một chủ đất ở Malahide cho biết ở đó có một gia đình mà người mẹ tên là Mary đã chết sau một thời gian ngắn khi sanh đẻ, để lại 6 đứa con còn sống. Last name của người đàn bà bất hạnh đó là Sutton và sau khi bà Sutton qua đời, các đứa con đã được gửi vào các cô nhi viện.

 

Ðúng như trong trí tưởng và trong các giấc mơ về nỗi lo âu của Mary khi lìa đời, các con của bà đã thực sự bơ vơ đi vào các trại mồ côi. Jenny cảm thấy nỗi đau khổ trùng trùng. Nàng biên thư cho tất cả các viện mồ côi ở Ái Nhĩ Lan để dò hỏi tin tức và sung sướng thay, Jenny được tin tức từ một vị giáo sĩ ở một nhà thờ thành phố Dublin. Sau khi thư từ qua lại với các sở họ đạo và cả với bộ giáo dục Ái Nhĩ Lan, vị giáo sĩ này cho tên của tất cả sáu người con của bà và nói rằng sáu đứa trẻ này đã trở thành Ki Tô hữu tại nhà thờ Thiên Chúa Giáo Saint Syvester ở Malahide. Lá thư của vị giáo sĩ không dài lắm nhưng đã mang lại niềm tin và hy vọng lớn lao cho Jenny.

 

Sau đó, qua niên giám điện thoại Jenny đã gửi thư đến tất cả những ai mang họ Sutton tại Aí Nhĩ Lan. Nàng cũng nhận được một bản sao giấy khai tử của Mary và hai bản sao giấy khai sinh của hai người con, nhưng vẫn không tìm ra tung tích. Một lần nữa Jenny lại gửi thư cho tất cả các báo ở Dublin và thư cho giáo sư Tiến sĩ Stevenson một chuyên gia nghiên cứu về các hiện tượng ở đời sống quá khứ để nhờ giúp đỡ. Stevenson giới thiệu Jenny với Gitti Coast một nhà nghiên cứu thuộc cơ quan truyền thông Anh quốc BBC.

 

Một thời gian khá lâu sau đó, Jenny nhận được điện thoại từ người con thứ hai ở Ái Nhĩ Lan. Cuộc nói chuyện hết sức khó khăn với nhiều tình cảm lẫn lộn nhưng nói chung có những dấu hiệu tốt đẹp. Jenny hứa sẽ gửi toàn bộ hồ sơ lưu trữ từ nhiều năm qua. Tư tưởng của nàng lúc này cũng lộn xộn. Mặc dầu biết là các con của Mary bây giờ đều đã ở vào lứa tuổi 50 và 60 nhưng Jenny vẫn có cảm giác mạnh mẽ về tình mẫu tử đối với các con của nàng, vẫn có cảm giác mạnh là mẹ của họ.

 

Mary và các con của nàng hay là các con của Jenny ở kiếp sống trước đang dần dần trở nên một thực thể, tâm tư của nàng bây giờ thật xáo trộn: Nàng thuộc về đâu? thuộc về đời sống hiện tại hay thuộc về đời sống quá khứ với các con nàng tìm ra? Có lẽ không trông mong một điều gì là tốt hơn cả. Nàng nhủ thầm như vậy và hãy để thời gian trả lời.

Jenny đang bước vào giai đoạn cuối cùng của công cuộc tìm kiếm, nàng thông báo đầy đủ diễn tiến mới cho Gitti Coast của đài BBC. Ðài BBC muốn dự án tìm con của Jenny trở thành một tài liệu sống của sở nghiên cứu của đài nên đã thương lượng với Jenny. Phần Jenny, nàng chỉ yêu cầu có một điều duy nhất là đặt sự phúc lợi và niềm an bình hạnh phúc của gia đình lên trên hết.

 

Chờ mãi không thấy sự hồi âm của đứa con thứ hai mà Jenny đã nói chuyện qua điện thoại. Nàng quyết định liên lạc với Sonny, hiện đang ở thành phố Leeds Anh quốc. Sonny là người con đầu của Mary Sutton, khi Mary qua đời cậu mới 13 tuổi và bây giờ vào ngày thứ ba 15 tháng 5 năm 1990 Sonny đã 71 tuổi. Qua cuộc điện đàm Jenny mô tả cho Sonny biết về quá khứ của cậu, về hình ảnh căn nhà mái tranh, về tính nết của cậu, về những lời nói hay câu mắng của Mary với cậu hồi đó. Ði từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác và khó có thể ngờ được người đầu dây bên kia lại chính là mẹ mình. Sonny ngỏ ý muốn được gặp Jenny ngay.

 

Như đã thỏa hiệp với đài BBC, Jenny thông báo những biến chuyển mới. Ðài BBC muốn phỏng vấn Sonny trước và trong thời gian này hai người không được liên lạc với nhau. Họ muốn nghiên cứu tường tận về Sonny rồi phân tích và so sánh với những dữ kiện mà họ đã có về Jenny. Cũng trong thời gian này họ đã phỏng vấn thêm Jenny về những điểm chưa sáng tỏ.

 

Cuộc điều tra của đài BBC kéo dài 4 tháng và cuối cùng Jenny đã đích thân lái xe đưa cả gia đình của nàng đến thành phố Leeds hội ngộ cùng Sonny. Cuộc đoàn tụ đã diễn ra thật cảm động. Giấc mơ đi tìm con của Jenny đã trở thành sự thực, hai mẹ con, mẹ trẻ con già đã ôm nhau với những giòng nước mắt tuôn trào. Sonny cũng như Jenny đều đã nhận được bảng phân tích và so sánh dữ kiện của đài BBC trước đó. Các chuyên gia đài BBC đều không thể ngờ được một khái niệm về trí tưởng lại có thể đúng một cách chính xác với thực tế như vậy. Họ cũng không ngờ rằng có một đời sống sau khi chết đang hiển hiện rõ ràng.

 

Với sự giúp đỡ của Sonny, công cuộc kiếm tìm các con của Mary được tiếp tục suốt những năm tháng dài sau đó và cuối cùng vào năm 1993 Jenny đã hội ngộ đoàn tụ với tất cả 5 người con còn sống. Hơn 60 năm từ khi mẹ chúng qua đời anh em mới được đoàn tụ với nhau và đặc biệt hơn cả là đoàn tụ với người mẹ trẻ đã tái sinh ra trong kiếp này để đi tìm chúng.

 

Năm nay 1994 Bob Brown và nhóm phóng viên truyền hình chương trình 20/20 ABC Hoa Kỳ đã một lần nữa mang Jenny và 5 người con trở về thị trấn Malahide đoàn tụ với nhau nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 75 của Sonny. Trong dịp này Jenny đã được cậu con cả, nay đã 75 tuổi dẫn đến thăm mộ phần của nàng kiếp trước. Nàng đã nói trước ống kính thu hình và trước phần mộ nàng rằng: "mộ phần này không có gì cả, không có ai ở đây bây giờ. Có thể còn trong đó là những nắm xương khô. Thực sự không có gì cả, phần năng lực tinh thần hiện đang ở trong tôi."

 

Quả vậy, kiếp sống con người trùng trùng duyên khởi, không có bắt đầu và cũng không có kết thúc. Chúng ta đã bao nhiêu lần sanh ra và chết đi, đã bao nhiêu lần lặn ngụp trong biển sinh tử luân hồi, đã theo nghiệp sinh nơi này nơi khác. Trong giòng đời vô tận ấy, chúng ta đã liên hệ với biết bao nhiêu người, giầu nghèo sang hèn xấu đẹp và biết đâu họ chẳng là cha mẹ, là ông bà, là anh em, là những người thân của của chúng ta và ngày nay nhờ có những máy điện toán tối tân, các nhà toán học và nhân chủng học đã cho chúng ta biết rằng mỗi chúng ta có tới 80 tỷ cha mẹ ông bà từ quá khứ đến hiện tại và tất cả nhân loại đều là anh em họ hàng của chúng ta. Nhận được sự liên hệ ấy, chúng ta cảm thấy dễ thương, dễ hiền hòa và dễ tha thứ trong sự giao thiệp hàng ngày với mọi người.

 

Tâm Diệu (thuật theo tài liệu của chương trình 20/20 ABC (American BroadcastingCorporation) phát hình vào lúc 10 giờ đêm thứ sáu 10 tháng 6 năm 1994.

Source: www.thuvienhoasen.org

 

 

Danh muc

 

Tim kiêm thêm

 

Partager cet article
Repost0